Inox là gì? Lịch sử ra đời

Lịch sử ra đời thép không rỉ (INOX) gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng các bon xuống và cho Crom vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).

Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm thành phần Nickel vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Thế chiến lần thứ nhất.

Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không rỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa Nikel và Crom trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không rỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần Titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên. Trải qua gần một thiên niên kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không rỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.

Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s... Loại này có chứa tối thiểu 7% nickel, 16% Chrom, C 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác... 

Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác.

Ngoài ra chúng còn chứa một số thành phần khác như niken, molipđen, vanađi..Mác thép không gỉ là ký hiệu chỉ thành phần hợp kim của thép (ví dụ loại Inox 304 quen thuộc là loại thép có chứa 8% Ni và 18% Cr). 

Inox (thép không gỉ) có khả năng chống õy hóa và ăn mòn cao. Tuy nhiên việc lựa chọn đúng chủng loại và thông số kỹ thuật của chúng trong từng trường hợp là rất quan trọng.
Không phải Inox không có phản ứng từ tính mà tùy thuộc vào từng loại. Chắc bạn cũng đã từng nghe người ta nói đến từ "Inox hít" và "inox không hít". Loại Inox không hít là loại thép không gỉ Austenitic, có chưa ít nhất 7% Ni. Loại này có phản ứng từ kém. Các loại Inox còn lại (Feritic và Duplex, Martensitic) đều có phản ứng từ.

Cách chọn sản phẩm inox tốt:

- Dùng viên bi nam châm thử, loại nào hít mạnh là pha sắt nhiều, chất lượng kém, rất mau bị gỉ.

- Mua hàng có tem, nhãn của nhà sản xuất, có phiếu bảo hành sản phẩm.

- Inox dùng cho nấu ăn nên chọn loại có ký hiệu 304, inox dùng cho các sản phẩm không cần đun nấu chọn loại 430. Khi mua hàng, yêu cầu người bán giới thiệu đúng chủng loại.

- Loại có 2 - 3 lớp đáy rất dày khi búng tay vào đáy không có âm vang, còn loại mỏng một đáy sẽ tạo âm thanh vang hơn. Một số nhà sản xuất làm hàng inox mỏng nhưng lại tạo một lớp xi mạ ở đáy nhằm hãm thanh. Loại này rất dễ phát hiện ở chỗ dù không có âm thanh nhưng cầm lên thấy sản phẩm nhẹ tay hơn so với loại bình thường.

- Sản phẩm tốt được đúc liền một khối, không có bất cứ gờ mối nối hay giáp mí nào. Những sản phẩm inox "hàn điểm" để lại vết cháy tạo thành chấm ở chỗ nối tay cầm hoặc giáp mí.

- Tham khảo các hình ảnh sản phẩm về Inox Tại website: Inox ducha.com - Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn sản phẩm Inox tốt nhất !

Giữ nồi inox sáng bóng thật dễ!

Nồi inox mới mua về rất sáng bóng và đẹp mắt. Nhưng để có thể dùng lâu mà nồi không bị biến dạng và ố vàng, BGĐ có một số kinh nghiệm sau:



1. Sau khi dùng, bạn cần rửa ngay không nên để các chất béo, muối hoặc axít như giấm còn đọng lại ở nồi qua đêm. Vừa không vệ sinh mà nồi lại nhanh bị hỏng. 


2. Nếu bên trong xoong chảo inox có lớp cáu bẩn lâu chưa rửa, nên cho một ít nước vào, có thể cho thêm miếng chanh vào đun sôi lên, rồi chỉ cần lấy đũa, vá gỗ khuấy cạo nhẹ là lớp cháy đó sẽ tự bong ra. 

3. Với vết cháy vàng do tích nhiệt không đều, bạn chỉ cần dùng một miếng vải mềm tẩm chanh hoặc giấm, chùi sạch cỗ cháy theo vòng tròn, nồi sẽ sáng như mới.

4. Bạn có thể dùng nước tẩy rửa chuyên dụng làm bóng sạch nồi inox Steelux. Bôi một ít kem lên vết ố của xoong, nồi, dùng bàn chải hoặc miếng vải cọ cho đến khi đạt độ sáng bóng như ý.

5. Không nên đốt chảo inox thật nóng rồi mới cho dầu ăn vào, như thế chảo sẽ bị biến dạng, mau xuống màu và giảm tuổi thọ. Không dùng giấy nhám hoặc đá mài làm trầy xước sẽ làm mất độ bóng, dễ gây gỉ. Dao inox sau khi cắt đồ chua, cần rửa lại ngay.

6. Nên dùng đũa và đồ bằng gỗ để nấu thức ăn vì dùng vật cứng sẽ làm trầy xước trên mặt xoong, chảo.

Xoong chảo inox rất dễ bị méo mó, biến dạng. Vì thế, ngoài cẩn thận trong việc trà rửa, làm sạch xong, chảo inox, sau khi rửa sạch sẽ, cần phải cẩn thận úp vào giá hoặc móc từng cái vào thành tường để chúng không dễ bị cọ xát và lấy đồ không bị rớt.

4 bí quyết lau chùi đồ inox hiệu quả

Thép không gỉ hay inox được biết đến là một kim loại không bị ăn mòn và gỉ sét, luôn giữ được vẻ sáng bóng. Chính vì ưu điểm tuyệt vời này nên inox là chất liệu phổ biến được lựa chọn cho phòng bếp và phòng tắm.
Thế nhưng, đừng vì thế mà không ngó ngàng gì đến chúng. Các vết bẩn tích tụ lâu ngày tạo thành những vết bám, làm mờ và xỉn bề mặt của inox. Lúc này, bạn sẽ cần tới một vài bí quyết nho nhỏ, hữu ích để có thể làm sạch đồ dùng tốt hơn.

 

 1. Làm sạch bằng nước

Thói quen làm sạch hàng ngày có thể được thực hiện bằng cách sử dụng nước ấm và giẻ lau. Đây là lựa chọn ít tổn hại nhất để làm sạch đồ dùng làm bằng inox. Trên thực tế, nước có thể làm sạch hầu hết các vết bẩn.

Sau khi lau với nước, dùng khăn khô lau lại một lần nữa để tránh các vệt nước đọng trên bề mặt đồ dùng. Bước làm này thực sự quan trọng bởi vì các khoáng chất có trong nước có thể để lại những vết bám trên đồ inox.

Các loại khăn lau sợi rất thích hợp dùng khi làm sạch inox vì chúng hút ẩm và không gây ra các vết trầy xước.

2. Làm sạch bằng nước rửa bát

 

Để làm sạch tốt hơn, bạn cần đến một cách làm hiệu quả hơn là chỉ sử dụng nước. Nước rửa bát, xà phòng pha loãng với nước ấm là lựa chọn tuyệt vời để bạn làm sạch đồ dùng inox trong nhà mà không phải lo lắng các món đồ bị làm hỏng.

Chỉ cần pha loãng nước rửa bát hoặc xà phòng với nước ấm. Dùng khăn thấm dung dịch, thoa đều lên bề mặt cần làm sạch rồi lau lại với nước. Đừng quên bước làm sạch với khăn khô để bề mặt inox được sáng bóng.

3. Làm sạch bằng nước lau kính

Lưu lại dấu tay là một trong những nhược điểm nhận được nhiều phàn nàn nhất của đồ dùng inox. Nhưng, chúng có thể bị “đánh bay” một cách dễ dàng bằng nước lau kính.

Bạn có thể xịt thẳng dung dịch nước lau kính lên bề mặt cần làm sạch, nhẹ nhàng dùng khăn lau theo vòng tròn để loại bỏ hoàn toàn các dấu vết bám trên nó. Lau lại một lần nữa nếu thấy cần thiết.

4. Làm sạch bằng dung dịch chuyên dụng

Nếu đồ dùng sử dụng quá lâu ngày và có những mảng bám, bạn muốn đánh bóng lại chúng thì hãy tìm mua những sản phẩm dành riêng cho đồ inox. Bởi vì, chúng không những loại bỏ vết bẩn, không gây hại mà còn trả lại vẻ sáng bóng vốn có cho các đồ dùng inox.

 

Bí quyết để giữ gìn đồ dùng inox là thường xuyên vệ sinh và làm mới chúng. Chỉ một vài mẹo nhỏ cộng với sự chăm chỉ là bạn có thể sử dụng chúng trong thời gian lâu dài.

 

Bí quyết giữ vẻ bóng đẹp cho chậu rửa bằng Inox

Ngoài ra, vẻ ngoài bóng đẹp của chậu rửa bằng Inox cũng rất dễ bị bám bẩn, nhất là mỡ, khiến cho chiếc chậu trở nên cũ kỹ. Một số bà nội trợ cho rằng, nên vệ sinh chậu rửa thường xuyên bằng chất tẩy loại nhẹ để chiếc chậu luôn sáng và đẹp.

Chậu rửa Inox là một trong những sản phẩm được bày bán và sử dụng phổ biến ở các gia đình, từ thành thị đến nông thôn. Tiện lợi, nhẹ và đẹp là một trong những đặc trưng của chậu rửa Inox. Tuy nhiên, để cho sản phẩm luôn được bền, bóng đẹp thì người tiêu dùng nên có cách bảo quản hợp lý, tạo độ bền cao khi sử dụng.

Bí quyết giúp giữ vẻ bóng đẹp cho chậu rửa bằng Inox - Nội Trợ - Mẹo vặt nấu ăn | Mẹo vặt nhà bếp

Đa phần các loại chậu đều được làm bằng Inox có độ dày khoảng 0,6 – 0,8mm, đảm bảo độ mỏng, dẻo để uốn chậu cho phù hợp. Do đó, khi sử dụng chỉ vô tình làm rơi một số vật nhọn hoặc nặng như dao, kéo, thớt,… xuống cũng có thể khiến chậu bị méo, thậm chí có thể thủng.

Ngoài ra, vẻ ngoài bóng đẹp của chậu rửa bằng Inox cũng rất dễ bị bám bẩn, nhất là mỡ, khiến cho chiếc chậu trở nên cũ kỹ. Một số bà nội trợ cho rằng, nên vệ sinh chậu rửa thường xuyên bằng chất tẩy loại nhẹ để chiếc chậu luôn sáng và đẹp. Tuy nhiên, tránh dùng các loại chất tẩy có chứa nhiều axit và NaOH vì đó đều là các chất có khả năng ăn mòn cao, có thể gây ố vàng bề mặt Inox. Đồng thời, cũng nên lau khô chậu rửa sau mỗi lần sử dụng và làm sạch ngay các vết bẩn, tránh để bị cáu bẩn, sẽ khó xử lý nếu để lâu.

Bí quyết giúp giữ vẻ bóng đẹp cho chậu rửa bằng Inox - Nội Trợ - Mẹo vặt nấu ăn | Mẹo vặt nhà bếp

Theo một nhân viên kỹ thuật, khi lắp đặt các chậu rửa kiểu này cần chú ý phải đặt chậu trên một mặt phẳng, để tránh nước cặn trong chậu không thoát hết sau này. Đấy là còn chưa kể đến việc vệ sinh cũng như thông tắc ống nhựa thoát nước bên dưới cũng cần phải hết sức chú ý. Bởi ngoài chất liệu mỏng và giòn thì ống nhựa thường có cấu trúc lò xo kiểu co giãn nên nếu người tiêu dùng cố tình dùng vật cứng thông sẽ khiến ống bị rách. Với trường hợp này, nên tháo ống rồi mang ra ngoài cọ rửa hoặc dùng một chiếc que có quấn vải để thông.

Chậu rửa Inox là một sản phẩm hữu dụng cho các gia đình nhưng sử dụng và bảo quản thế nào cho tốt, bền thì người tiêu dùng cũng cần chú ý những điều trên. Có vậy, người tiêu dùng mới tránh phải mất tiền oan cho việc thay thế cũng như sửa chữa chậu rửa Inox.

Chúc các bạn có được những dụng cụ nhà bếp thật đẹp và bền.